Phi lụa được biết đến như là loại vải rất phổ biến trong công nghiệp may, được dệt chủ yếu từ tơ tằm – có nguồn gốc thiên nhiên.
Nguồn gốc?
Từ những con tằm được nuôi nhốt trong điều kiện môi trường được kiểm soát chặt chẽ, quá trình sản xuất đã được giám sát cẩn thận. Đó là điều kiện lý tưởng để ấu trùng tằm quay những sợi tơ tròn hơn, đẹp hơn, mịn hơn, nhẹ hơn và có màu sắc đồng đều hơn bất kỳ loại tơ nào trên thế giới. Và, sợi tơ tằm tuy rất mềm mại nhưng cũng chắc chắn và có độ bền cao hơn rất nhiều so với những sợi thép có cùng đường kính.
Về mặt kỹ thuật, phi lụa là một loại vải được dệt một cách đặc biệt, giúp tăng thêm độ bóng ở mặt trước và một lớp nhám hơn ở mặt sau.
Ưu điểm
- Đẹp: Đây là loại vải có tính thẩm mỹ cao và không lỗi thời.
- Bền: Không cần bài cãi vì đây là loại vải có độ bền rất cao.
- Lâu phai: Sự bền màu là một trong những ưu điểm nổi bật của phi lụa.
- Mỏng nhẹ – thoải mái.
Nhược điểm
- Dễ bị ố: Khi dính mồ hôi hoặc nước thì dễ bị ố vàng.
- Dễ dính vào da: Nếu thời tiết nóng thì bạn không nên sử dụng vải phi lụa, khi ra mồ hôi thì nó dễ dính vào da gây khó chịu.
Ứng dụng thực tế
Với những ưu điểm về tính thẩm mỹ và sự bền bỉ cũng như sự thoải mái dễ chịu mà nó mang lại, phi lụa được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp may thời trang, đặc biệt là thời trang nữ. Nó mang đến những trang phục thanh lịch, quyến rũ của phụ nữ. Những bộ trang phục dạ hội, áo choàng và các loại váy trở nên trang nhã nhất khi chúng được làm bằng vải phi lụa cao cấp – phù hợp cho các sự kiện trang trọng vào bất kỳ mùa nào trong năm. Nó cũng được dùng sản xuất đồ lót, áo sơ mi nữ.
Đối với thời trang nam thì nó thường được dùng để sản xuất cà vạt, khăn tay,…
Ngoài ra, với độ bóng sáng kết hợp với sự mềm mịn, phi lụa cũng rất được yêu thích khi sử dụng để làm vỏ gối, ga giường và chăn – nó vừa mang lại sự thoải mái, vừa có tính thẩm mỹ cao.
Dù ít hơn, nhưng các nhà thiết kế cũng sử dụng phi lụa trong sản xuất rèm, màn cửa hoặc sản xuất bọc đồ nội thất.
Nguồn tham khảo: Wiki